Top 10 game có thưởng khi tải về - cổng game uy tín

Sáng tạo linh vật để thương mại

osliki.com Hoàng Anh Đà Lạt - một công ty sáng tạo, phát triển và quản lý các linh vật mới đây đã xuất hiện trong Shark Tank để kêu gọi đầu tư 4 tỷ đồng đổi lấy 10% cổ phần.

>> “Drama” OpenAI - Kẻ đi sa thải trở thành bị sa thải

Nhà sáng lập cho biết, trong hơn 1 năm, công ty đã sáng tạo ra gần 100 hình ảnh linh vật cô bé Hana, tập trung vào các phiên bản sản vật vùng miền và nông nghiệp Việt Nam.

 Nguyễn Ngọc Hoàng Anh - Giám đốc Hana Eco Chain với búp bê Hana

Nguyễn Ngọc Hoàng Anh - Giám đốc Hana Eco Chain với búp bê Hana

Linh vật Hana

Hình ảnh cô bé Hana được Hoàng Anh Đà Lạt ứng dụng vào sản xuất 5 nhóm sản phẩm gồm: đồ lưu niệm, quà lưu niệm dành cho du lịch; đồ chơi sáng tạo cho trẻ; sách, truyện tranh; phim hoạt hình; những trò chơi mang tính giáo dục và giải trí.

Hiện tại sản phẩm có hình ảnh Hana đã lên kệ tại các điểm du lịch phát triển như Hội An, SaPa, Quảng Ninh, Đà Lạt. Doanh thu từ tháng 6 đến hết tháng 11 năm 2023 đạt 1,2 tỷ, hiện chưa có lợi nhuận, và doanh thu dự kiến trong năm 2024 đạt từ 10 – 20 tỷ và năm 2025 có thể đột phá đến 50 tỷ bởi lúc này công ty đã ứng dụng công nghệ AI để phát triển nhóm sản phẩm sách, truyện tranh và game giải trí.

Hai con đường linh vật

Ý tưởng sử dụng linh vật để sản xuất và bán sản phẩm không phải là mới, hay nói đúng hơn là đã quá cũ. Nhắc đến kinh doanh linh vật thì không thể không “ngả mũ” kính phục Disney, ông hoàng đích thực của lĩnh vực này.

Disney nổi tiếng là một hãng phim. Trong 100 năm hoạt động, họ làm ra rất nhiều bộ phim kinh điển. Thế nhưng làm phim mới chỉ là bước 1 trong mô hình kinh doanh của Disney. Sau khi công chiếu một bộ phim, Disney bắt đầu chuyển sang bước 2, sản xuất các vật phẩm, đồ chơi, trang phục, v.v. liên quan tới các nhân vật trong phim rồi bán.

Và bạn có biết, doanh số bán đồ linh vật còn cao hơn cả doanh số của chính các bộ phim. Năm 2022, Disney thu về 61,7 tỷ đô bán đồ linh vật. Riêng một nhân vật không mấy ăn khách như Hercules, Disney cũng đã làm ra hơn 7.000 mặt hàng, còn Frozen thì sản sinh tới con số gần 100.000. Nếu đứng ở một góc nhìn khác, có thể nói Disney làm phim chỉ để tạo ra các linh vật rồi mục đích chính là kinh doanh đồ ăn theo linh vật đó.

Disney là trường hợp nổi bật nhất. Ngoài Disney, cũng có nhiều công ty thành công tạo dựng ra linh vật và kinh doanh đồ ăn theo. Thân thuộc với Việt Nam có hãng Nintendo với linh vật Mario huyền thoại. Sau khi thành công với trò chơi điện tử, hãng Nintendo cũng làm phim, bán đồ ăn theo linh vật Mario, thậm chí làm cả công viên chủ đề Mario.

Nếu như Disney hay Nintendo dùng nội dung để tạo nên linh vật trước và sau đó bán sản phẩm ăn theo linh vật, thì cũng có những hãng làm ngược lại, họ tạo ra những sản phẩm gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nỗi sản phẩm biến thành linh vật và từ đó nhân rộng ra thành một hệ sinh thái của mình. Búp bê Barbie là một trường hợp điển hình.

Ban đầu Barbie chỉ là một món đồ chơi nhưng sau đó nó quá thành công và trở thành một linh vật. Từ đó hàng loạt những sản phẩm ăn theo như sách, quần áo, mỹ phẩm, trò chơi điện tử hay thậm chí là cả một kênh truyền thông ra đời. Năm 2023 vừa qua, bộ phim Barbie cũng rất ăn khách trên toàn thế giới.

Hana theo hướng nào

Nhà sáng lập của Hoàng Anh Đà Lạt, bà Hoàng Anh nói trong chương trình Shark Tank: “Cái Hoàng Anh đang xây dựng rất nhiều năm trong hành trình khởi nghiệp của mình là ‘From farm to product, to table, to mascot, to trip và to education’. Thành ra content là thế mạnh”.

Cô cũng khẳng định mình học và làm trong ngành du lịch đã 20 năm, tự tin có thể đưa sản phẩm bán ăn theo các điểm du lịch.

Như vậy có thể thấy, Hoàng Anh Đà Lạt đi theo con đường của những Disney hay Nintendo, dùng nội dung để dựng lên linh vật, sau đó bán đồ ăn theo linh vật đó.

Tuy con đường này đã có nhiều tên tuổi lớn thành công nhưng thực tế lại rất khó thực hiện. Trong khi hãng Disney đứng đầu bảng với doanh số hơn 60 tỷ đô, thì hãng đứng thứ 8, chủ sở hữu búp bê Barbie, hãng Mattel chỉ thu về có 8 tỷ đô. Điều đó có nghĩa là Disney là một trường hợp thành công đặc biệt, phần còn lại khó lòng “kiếm” được như vậy.

Một trường hợp gần đây hơn là Netflix. Họ đã bỏ hàng chục tỷ đô để làm phim, và cũng làm được nhiều phim, chương trình truyền hình ăn khách, nổi tiếng thế giới. Họ cũng bước theo bước của Disney, mở cửa hàng bán đồ ăn theo các nhân vật nổi tiếng trong phim của mình nhưng đến giờ mảng kinh doanh này của Netflix vẫn chưa có “tên tuổi gì”.

Những điều này cho thấy, để dựng thành công một linh vật và kinh doanh được sản phẩm ăn theo là một việc vô cùng khó và rất rất tốn tiền lẫn thời gian. Thành thử, việc biến Hana thành được linh vật có giá trị thương mại sẽ là một thách thức vô cùng lớn đối với một công ty tự định giá mình 40 tỷ đồng như Hoàng Anh Đà Lạt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sáng tạo linh vật để thương mại tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email [email protected], hotline: 0985698786,
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1705004336 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1705004336 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10