Top 10 game có thưởng khi tải về - cổng game uy tín

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi vững vàng

osliki.com Mặc dù bức tranh có vẻ tươi sáng, rủi ro đối với thương mại và lạm phát vẫn cần được theo dõi sát, các chuyên gia HSBC kỳ vọng tăng trưởng sẽ tăng tốc lên 6,0% trong năm 2024.

>> 3 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024

Tương tự tinh thần lạc quan Persy Bysshe Shelley thể hiện trong tác phẩm thi ca nổi tiếng của ông "Ode to the West Wind", Việt Nam đang chứng kiến một tia hy vọng về triển vọng tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới.

Tăng trưởng GDP tăng lên 6,7% trong Quý 4/2023, nâng tăng trưởng của cả năm lên 5,1%. Kết quả này phù hợp với mức dự báo 5,0% của của các chuyên gia HSBC, mức dự báo được giữ nguyên trong hơn sáu tháng bất chấp kỳ vọng của thị trường đã điều chỉnh giảm xuống 4,6%. Xét các lĩnh vực, xuất khẩu các mảng trọng yếu đã tăng trưởng đáng kể trở lại trong Quý 4/2023.

Tuy nhiên, báo cáo của HSBC, rủi ro vẫn cần được quan sát chặt chẽ. Một mặt, phục hồi xuất khẩu chưa diễn ra trên diện rộng mà chủ yếu do chu kỳ công nghệ tươi sáng hơn. Dòng điện thoại thông minh tiêu biểu của Samsung ra mắt sớm hơn dự kiến cũng góp phần hỗ trợ.

Mặc dù chứng kiến sự đảo chiều sơ khởi của chu kỳ thương mại cũng mang lại sự lạc quan, HSBC vẫn giữ nguyên tâm thế thận trọng đối với mức độ phục hồi. Mặt khác, lạm phát tiếp tục trong tầm kiểm soát dù rủi ro tăng vẫn còn đó.

Theo báo cáo của HSBC, bước vào năm mới, một trọng tâm chính sách của Việt Nam chính là tác động của thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% - nhằm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế - đối với triển vọng FDI, một lĩnh vực Việt Nam đã liên tục vượt trội so với các nước khác. Trong khi thông tin chi tiết đang được hoàn thiện, tác động vẫn trong tầm kiểm soát. Không chỉ bởi các đối thủ trong khu vực cũng đang nghiên cứu áp dụng cơ chế tương tự, còn một loạt yếu tố bên cạnh ưu đãi thuế có ý nghĩa đối với nhà đầu tư.

SBC kỳ vọng kinh tế Việt Nam phục hồi lại mức 6,0% năm 2024, lấy lại xu hướng tăng trưởng thông thường.

Theo các chuyên gia HSBC, năm Quý Mão không phải một năm dễ dàng đối với Việt Nam. Bấp chấp bối cảnh gập ghềnh, Việt Nam đã khép lại năm 2023 một cách tương đối tích cực để từ đó năm 2024 nhiều khả năng sẽ là năm Việt Nam vươn lên mạnh mẽ từ muôn trùng thách thức.

>> Bức tranh kinh tế Việt Nam 2024 thế nào dưới góc độ phong thủy?

Cụ thể, GDP trong Quý 4/2023 đã tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước (Bảng 2), đưa tăng trưởng cả năm 2023 lên 5,1%. “Kết quả này phù hợp với dự báo của chúng tôi đưa ra từ tháng 7/2023 là 5% và cao hơn nhiều so với mức kỳ vọng của thị trường là 4,6%. Nếu đi sâu vào các chỉ số trong một số lĩnh vực, không quá khó để nhận diện sự phục hồi bắt nguồn từ đâu”. – Báo cáo của HSBC cho biết.

Lĩnh vực sản xuất, một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, chứng kiến sự cải thiện đáng chú ý trong sáu tháng cuối năm 2023 so với sự trì trệ nghiêm trọng trong nửa đầu năm. Mặc dù vẫn còn hạn chế đáng kể so với mức bình quân trước đây và thậm chí còn chậm hơn cả trong đại dịch, sản xuất đã cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực (Bảng 2), đặc biệt thể hiện rõ trong mảng điện tử.

Quả thật, chu kỳ công nghệ đảo chiều là nhân tố thầm lặng thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam phục hồi. Sau khi giảm ở mức hai con số trong sáu tháng đầu năm 2023, Việt Nam rốt cuộc cũng đã chứng kiến xuất khẩu tăng trưởng gần đạt mức hai con số trở lại trong Quý 4/2023, phần lớn là nhờ xuất khẩu hàng điện tử gia tăng.

Xuất khẩu máy tính phục hồi sớm nhất ngay từ Quý 3/2023, theo sau đó là xuất khẩu điện thoại (Biểu đồ 1). Mặc dù vậy, phần nào nguyên nhân cũng xuất phát từ hiệu ứng cơ sở. Xuất khẩu điện thoại thông minh chỉ tính riêng trong tháng 12 đã tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước nhưng kết quả này bắt nguồn từ việc Samsung chuẩn bị cho sự kiện ra mắt sớm dòng Galaxy S24, dự kiến sẽ giới thiệu vào ngày 17/1/2024. Bên cạnh điện tử, xuất khẩu máy móc cũng bắt đầu phục hồi và xuất khẩu nông nghiệp bùng nổ, liên tục đạt mức tăng trưởng hai con số (Vietnam at a glance: Agriculture exports holding the fort, 31/10/2023).

Theo báo cáo của HSBC, lĩnh vực bên ngoài dần phục hồi mang lại tin vui cho cán cân vãng lai của Việt Nam, xét về mặt nào đó cũng giúp bảo vệ cho đồng VND. Sau hai năm liên tiếp thâm hụt cán cân vãng lai, rốt cuộc Việt Nam cũng đang trên đà thặng dư trở lại và quan trọng hơn là mức thặng dư này cũng khá lớn. Nhờ lượng kiều hối ổn định, doanh thu du lịch tăng và quan trọng nhất là tình hình thương mại cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2023, cán cân vãng lai, được tính toán trên cơ sở bốn quý gần nhất, thặng dư tính đến Quý 3/2023 đạt gần 5% GDP, tương đương với các mức cao trong lịch sự (Biểu đồ 2). Trong bối cảnh thặng dư thương mại trong Quý 4/2023 có cải thiện đáng kể, xu hướng này nhiều khả năng còn tiếp diễn mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh lĩnh vực sản xuất cải thiện, các chuyên gia HSBC cho rằng, ngành dịch vụ sôi động của Việt Nam tiếp tục mang lại sự trợ lực vốn rất cần thiết cho nền kinh tế. Theo đó, dịch vụ trong Quý 4 đã tăng trưởng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là từ các lĩnh vực liên quan đến du lịch như bán lẻ, vận tải và lưu trú. Khi mà người dân có tâm lý muốn đi du lịch bù hậu đại dịch, Việt Nam có lý do để ăn mừng vì được vinh danh là điểm đến di sản của thế giới lần thứ tư. Khi khu vực bắc bán cầu bước vào mùa đông, một lượng đáng kể khách du lịch đã đổ dồn đến các điểm giàu di sản ở Việt Nam, từ Vịnh Hạ Long hùng vĩ đến phố cổ Hội An. Việt Nam đang dẫn đầu ASEAN với mức độ phục hồi đạt 80% so với năm 2019 (Biểu đồ 3).

Tuy nhiên, đây cũng là lúc để nhắm tới một mục tiêu cao hơn. Trong bối cảnh phát triển tích cực, Việt Nam hướng đến thu hút 18 triệu du khách trong năm 2024, tăng so với mức 12,6 triệu của năm 2023, tạo điều kiện để có thể hoàn toàn trở lại mức của năm 2019. Điều này đồng nghĩa Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để thu hút du khách Trung Quốc vốn từng là nguồn lớn nhất chiếm tới 30% tổng du khách của Việt Nam. Tiếc rằng du khách Trung Quốc lại chưa trở lại Đông Nam Á đông như kỳ vọng hồi đầu năm 2023 (Biểu đồ 4).

Tuy nhiên, theo báo cáo từ HSBC, Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh căng thẳng từ nước khác trong khu vực vì họ cũng muốn giành được nhiều du khách Trung Quốc. Thái Lan và Malaysia đều đã triển khai cơ chế miễn thị thực cho du khách Trung Quốc từ Quý 4/2023 còn Singapore cho biết sẽ áp dụng cơ chế tương tự với thông tin chi tiết dự định được công bố trong năm mới.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia HSBC, không phải tất cả các lĩnh vực dịch vụ đều được hưởng lợi tương đương như du lịch. Trên thực tế, giữa nhóm dịch vụ liên quan tới du lịch và các dịch vụ phi du lịch liên tục tồn tại sự khác biệt. Mặc dù có chút cải thiện, dịch vụ bất động sản vẫn còn yếu và có thể phải đối mặt với nhiều thách thức về trả nợ trái phiếu trong năm mới.

Tăng trưởng của tiêu dùng cá nhân đã giảm hơn một nửa trong năm 2023 so với xu hướng trước đại dịch là 7%, phản ánh một loạt các yếu tố như ảnh hưởng do lĩnh vực thương mại trì trệ, ngành bất động sản suy yếu và tâm lý người tiêu dùng thận trọng trước môi trường vĩ mô nói chung. Sau tất cả thì doanh số bán lẻ hàng hóa vẫn thấp hơn 4% so với xu hướng trước đại dịch (Biểu đồ 6).

Kết quả này phần nào phản ánh sự phục hồi ngắn hạn trên thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp và lực lượng lao động vẫn đang trên đà trở lại mức trước đại dịch. Trong khi thị trường lao động của Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi lớn về cơ cấu trong những năm gần đây, nhiệm vụ lâu dài là làm thế nào nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động mà 25% trong số đó vẫn đang làm việc trong những ngành nghề không đòi hỏi kỹ năng, trước khi vấn đề già hóa dân số trở nên hiển hiện hơn.

Tốc độ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động đã chậm lại trong vòng một thập kỷ qua và được dự báo tới năm 2038 sẽ âm trưởng theo ước tính dân số của Liên Hợp Quốc, sớm hơn so với các Thị trường Mới nổi khác trong khu vực. Hiện trạng này sẽ dấy lên nhiều câu hỏi về việc Việt Nam đã "già sớm" trước khi "trở nên giàu hơn".

“Điều may mắn là Việt Nam đã tận dụng vị thế là một "thỏi nam châm" thu hút FDI, đặc biệt từ các tập đoàn công nghệ lớn nhằm trang bị đào tạo về công nghệ cao cần thiết cho lực lượng lao động. Trong khi đó, chú trọng vào giáo dục cũng là một trọng tâm quan trọng. Nhìn vào bảng xếp hạng toàn cầu về kết quả đánh giá học sinh quốc tế, Việt Nam nổi bật hẳn so với trong khu vực, chỉ đứng sau Singapore”. – báo cáo của HSBC nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi vững vàng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email [email protected], hotline: 0985698786,
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1705004340 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1705004340 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10