Top 10 game có thưởng khi tải về - cổng game uy tín

Tháo gỡ “nút thắt” trong đầu tư LNG

osliki.com Ông Nguyễn Duy Giang – Phó TGĐ TCty Điện lực Dầu khí VN (PV Power) cho biết, phát triển điện khí LNG góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, song hiện doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc. 

>> Khơi thông nguồn lực để phát triển điện khí LNG

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Giang nhấn mạnh, nguồn điện khí LNG cho mục tiêu phát triển nguồn năng lượng Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ và các Bộ ngành.

- Thưa ông, Quy hoạch điện VIII đã đặt mục tiêu cho điện khí LNG đến năm 2030 đạt tổng công suất 22.400 MW, tuy nhiên hiện nay doanh nghiệp gặp rất nhiều vướng mắc, ông có thể chia sẻ về các khó khăn này? 

Nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng theo hướng xanh, sạch và tiến tới chiến lược giảm phát thải ròng vào năm 2050, Quy hoạch điện VIII đã đặt mục tiêu cho điện khí LNG đến năm 2030 đạt tổng công suất 22.400 MW bao gồm 13 dự án thuộc 12 tỉnh, thành. Trong đó có dự án Nhơn Trạch 3&4 của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) là dự án đầu tiên được triển khai khá thành công ở giai đoạn này, đạt tiến độ công trường khoảng 70%, còn lại các dự án khác đang đợi cơ chế chính sách.
Mặc dù Quy hoạch điện 8 (QH8) đã được ban hành, nhưng vẫn chưa có kế hoạch triển khai. Hiện tại các Bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương đang trình Chính phủ chương trình kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII và theo tôi trong kế hoạch này phải có cơ chế cụ thể để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào LNG tại Việt Nam.

- Được biết PV Power sẽ đưa dự án điện khí Nhơn Trạch 3 &4 với tổng công suất 1.500 MW vào vận hành thương mại vào cuối năm 2024, tuy nhiên hiện công ty chưa thể đàm phán được với EVN về bao tiêu sản lượng, cam kết tiêu thụ điện (QC). Vậy đây có phải là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp?

Đây là câu hỏi rất thú vị. Như các bạn đã biết khí LNG chúng ta phải nhập khẩu hoàn toàn và chúng tôi đang cùng PV Gas dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ Công Thương và Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để nỗ lực nhập khẩu sản lượng LNG tốt nhất, rẻ nhất, kịp thời nhất phục vụ cho dự án Nhơn trạch 3 &4. Trong trường hợp năm 2024 khi Nhơn Trạch 3&4 vào vận hành thương mại mà chưa có hợp đồng mua bán điện (PPA) là điều không thể xảy ra vì PPA chính là công cụ để vận hành tham gia thị trường điện. Hiện tại chúng tôi cơ bản đang đàm phán và chậm nhất là quý I/2024 chúng tôi phải hoàn thành PPA này.

Nhơn Trạch 3&4 là hợp đồng dự án LNG đầu tiên của Việt Nam, chúng tôi nỗ lực hoàn thành để bắt buộc phải thành công và kết quả này sẽ mở ra một chương mới cho 13 dự án tiếp theo về mục tiêu điện khí LNG. Còn đối với Nhơn Trạch 3&4 chúng tôi đang đàm phán. Chúng ta đã đầu tư LNG thì cần tuân theo cuộc chơi quốc tế, có nghĩa là LNG là phải mua bán dài hạn và sản lượng phải đến 80%- 85% để đảm bảo mua được giá rẻ, còn đâu đó nếu thiếu hụt khoảng hơn 15% sẽ mua bù đắp thêm với giá thị trường. Bên cạnh đó, với điều kiện bao tiêu sản lượng (QC) dài hạn, đây là khó khăn chung của các dự án, riêng với PV Power chúng tôi dự kiến quý I/2024 sẽ có thể ký kết được.

 Dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 (Nhơn Trạch 3,4) là dự án trọng điểm quốc gia, thuộc Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, được Chính phủ giao cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.

Dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 (Nhơn Trạch 3,4) là dự án trọng điểm quốc gia, thuộc Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, được Chính phủ giao cho Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.

- Để phát triển nguồn điện khí LNG như mục tiêu đề ra tại Quy hoạch VIII, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực này, ông có đề xuất kiến nghị gì, thưa ông?

Tôi cho rằng, thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách phát triển về hạ tầng kho cảng, bởi điện khí LNG không phải chỉ có nhà máy điện, cần có cụm kho cảng LNG chuyên dùng.

Thứ hai, để các dự án vận hành thương mại được cần có sự phối hợp nhiệt tình từ các chính quyền địa phương, đặc biệt là đền bù giải phóng mặt bằng, đất đai. Hiện chúng tôi cũng có chút vướng mắc của dự án Nhơn Trạch 3&4, tôi mong muốn chính quyền địa phương ủng hộ các dự án LNG, giúp đỡ hỗ trợ chúng tôi sớm hoàn thành kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng.

Thứ ba là trách nhiệm của Bộ Công Thương và EVN trong vấn đề phát triển hệ thống truyền tải, kết nối với đường dây. Thứ tư là Bộ Công Thương cần sớm ban hành cơ chế PPA, chính sách QC dài hạn. Bởi bao tiêu sản lượng điện QC dài hạn sẽ là cơ sở, nền tảng để các chủ đầu tư dự án ký kết các hợp đồng mua bán, cung cấp LNG dài hạn kịp thời phục vụ cho các dự án được phát triển ổn định.

- Trân trọng cảm ơn ông!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ “nút thắt” trong đầu tư LNG tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email [email protected], hotline: 0985698786,
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1704080429 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1704080429 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10