Top 10 game có thưởng khi tải về - cổng game uy tín

Đề xuất sớm có cơ chế cho điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp

osliki.com Công suất điện dư thừa điện mặt trời mái nhà không sử dụng hết, không được bán sẽ rất lãng phí, không thu hút được nguồn lực và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, lắp đặt mô hình này.

>>Cần chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp

ông Vũ Quốc Nghị - Phó Trưởng Ban phụ trách các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Vũ Quốc Nghị - Phó Trưởng Ban phụ trách các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Vừa qua Bộ Công Thương có Công văn số 8691/BCT-ĐL ngày 06/12/2023 đề nghị xin góp ý về Hồ sơ xây dựng nghị định của Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN). Trong đó có nội dung xin ý kiến về việc cho sử dụng điện tại chỗ và không cho bán điện, nội dung này đã nhận nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp. Để hiểu hơn về những nguyện vọng và đề xuất của doanh nghiệp, DĐDN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Quốc Nghị - Phó Trưởng Ban phụ trách các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, vừa qua Bộ Công Thương có Công văn số 8691/BCT-ĐL đề nghị góp ý về Hồ sơ xây dựng nghị định của Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN, vậy ông có những đề xuất như thế nào về vấn đề này?

Ngày 06/12/2023, Bộ Công Thương có Công văn số 8691/BCT-ĐL ngày 06/12/2023 xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị về việc phát triển ĐMTMN. Trong đó Bộ Công Thương có xin ý kiến về đề xuất: ĐMTMN có liên kết với lưới điện quốc gia; không liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng tại chỗ và không bán điện cho tổ chức, cá nhân và không bán điện vào lưới điện quốc gia. Nội dung này đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ địa phương, cũng như các ý kiến trái chiều của cộng đồng doanh nghiệp. Tôi cho rằng nếu áp dụng dự thảo trên đưa ra là chưa hợp lý với thực tế, vì nếu không cho bán số điện dư từ hệ thống điện mặt trời cho các tổ chức, cá nhân sẽ rất lãng phí nguồn lực xã hội. Điều này không chỉ đi ngược với “khái niệm” khuyến khích đầu tư phát triển mô hình này, mà còn giảm sự thu hút đầu tư từ các nguồn lực vào hệ thống điện mặt trời cho khu chế xuất, khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, nội dung tại Điều 6 về trình tự thực hiện tại văn bản trên, đề nghị Bộ Công Thương cần nghiên cứu để đơn giản hóa thủ tục hành chính về đăng ký phát triển tại điện lực địa phương và tại cơ quan quản lý nhà nước về phát triển ĐMTMN; đồng thời cần có quy định hướng dẫn cụ thể cho việc lắp điện ĐMTMN đối với nhà xưởng, công trình cũ đã đưa vào sử dụng lâu năm.

Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu phải cạnh tranh rất lớn về tiêu chuẩn xanh hóa, vậy các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có mục tiêu nào về chuyển dịch năng lượng, thưa ông?

Hiện nay, các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 547 dự án (309 FDI và 238 DDI) đang hoạt động, trong đó có khoảng trên 50% số dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Nhằm tiến tới mục tiêu sản xuất xanh, thân thiện với môi trường, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa sang Mỹ, EU, Nhật Bản, các sản phẩm đó rất cần có chứng nhận sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Do đó, các doanh nghiệp trong các KCN nói riêng và doanh nghiệp ngoài KCN nói chung hiện nay đều có nhu cầu sử dụng năng lượng sạch để giành lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu.

Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/01/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ngày 29/7/2020 Hưng Yên đã ban hành Kế hoạch số 251-KH-TU của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW.  Ngày 20/7/2023, UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 1506/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, trong các KCN quy hoạch: Tổng công suất lắp đặt hệ thống ĐMTMN là 1.069,8 MWp đến năm 2045 (Trong đó, giai đoạn đến năm 2030 là 412,2 MWp; giai đoạn từ 2031 đến năm 2045 là 657,6 MWp), làm căn cứ để triển khai thực hiện; Đến nay, trong các KCN đã có khoảng 12 nhà máy lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, mỗi nhà máy có công suất nhỏ hơn 1MW và trong thời gian tới, nhu cầu lắp đặt của các doanh nghiệp sẽ tăng cao.

Với mục tiêu sẽ phát triển 412,2 MWp điện mặt trời mái nhà đến năm 2030, vậy hiện tại các chủ đầu tư hạ tầng KCN có gặp vướng mắc nào trong việc lắp đặt, đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà không, thưa ông?

>>Điện mặt trời mái nhà - Bài 2: Đánh giá sự tác động của chính sách

Hiện nay, Chính phủ, các Bộ, ngành đang xem xét sửa đổi, điều chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát triển ĐMT (trong đó có điện mặt trời mái nhà), nên chưa có văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục làm căn cứ để các doanh nghiệp thực hiện. Đặc biệt các KCN khác chưa đầu tư bởi một số lý do sau:

Một về cơ sở hạ tầng: Các chủ đầu tư hạ tầng KCN có thể đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái các công trình do các Công ty đầu tư xây dựng; trên phần đất hạ tầng kỹ thuật, giao thông tĩnh, trên phần diện tích mặt nước,…

Hai về căn cứ pháp lý: Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 13/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã hết hiệu lực về cơ chế giá ưu đãi (FIT) (hết hiệu lực ngày 31/12/2020). Tuy nhiên, chúng ta chưa bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 13/6/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, do đó việc đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời vẫn được thực hiện theo Khoản 4 Điều 9 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, cụ thể là: “Tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành”, nên doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do chưa có quy định cụ thể, rõ ràng.

Để thu hút doanh nghiệp chuyển dịch năng lượng, mạnh dạn đầu tư, lắp đặt điện mặt trời mái nhà phục vụ đầu tư, sản xuất, ông có những ý kiến nào cần đề xuất ?

Hiện nay việc các doanh nghiệp đề nghị lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà cho các Nhà máy trong KCN nói riêng và trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung còn gặp khó khăn do phải gửi hồ sơ để xin ý kiến của các cơ quan liên quan để đảm bảo các yêu cầu an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành. 

Như vậy cho thấy khó khăn lớn nhất ở đây là vướng về hành lang pháp lý, do đó Chính phủ và các Bộ, ngành cần sớm ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát triển điện mặt trời; đặc biệt về chính sách cho phép phát triển điện mặt trời, đầu tư hạ tầng cấp điện tại KCN để cấp cho các doanh nghiệp trong các KCN, CCN.    

Bên cạnh đó là thủ tục triển khai lắp đặt, chúng tôi đề nghị các Cơ quan quản lý cần sớm ban hành các văn bản pháp luật liên trong đó phải hướng dẫn chi tiết về trình tự thực hiện, thủ tục về đầu tư, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường, PCCC, đảm bảo đồng bộ và thống nhất thực hiện trên toàn quốc.  

Hướng dẫn, giải thích cụ thể như thế nào là: Hệ thống điện mặt trời mái nhà có nối lưới, không nối lưới, tự sản - tự tiêu, hệ thống điện mặt trời có hệ thống pin tích trữ. Liên quan đến việc quản lý, cần phân cấp cho các cơ quan chuyên môn ở địa phương trong công tác phối hợp thực hiện trình tự, thủ tục, các bước thực hiện đối với việc đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Trân trọng cảm ơn ông!

   

   

  

   

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất sớm có cơ chế cho điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email [email protected], hotline: 0985698786,
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1704020315 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1704020315 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10